Bạn đang có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực nào đó? Bạn đang muốn đóng gói nó thành các khoá học online dạy người khác những gì bạn giỏi và từ đó mang về thu nhập cho mình hàng ngàn $ mỗi tháng?
Nhưng bạn là người mới tìm hiểu, không biết chiến lược làm sao tạo ra khoá học để bán nó, bạn có những câu hỏi như:
- Cách mở khoá học online?
- Cách tạo khoá học online?
- Cách xây dựng khoá học online?
- Cách dạy học online để kiếm tiền?
- Cách xây dựng nội dung khoá học online?
- Cách bán nó trên mạng internet hiệu quả?
- …
Đây cũng là những câu hỏi tôi thường đặt ra cho chính mình khi tôi tạo ra khoá học online đầu tiên của mình. Mọi thứ đều phải mò mẫm học hỏi, chỉnh sửa từng bước một để đến này tôi có hệ thống đào tạo lập trình web online phát triển mạnh mẽ trên internet, và sắp tới tôi sẽ đóng gói những kỹ năng về kinh doanh kiếm tiền trên mạng để giúp đỡ mọi người và kiếm về thu nhập.
Bạn không cần phải lo lắng, trong bài viết này tôi chia sẻ đến bạn những tư duy, cách triển khai quan trọng nhất để bạn có thể tạo ra khoá học và tạo thu nhập từ nó.
Bây giờ, chúng ta đi qua một chút về
Lý do tại sao nên tạo và bán khoá học online?
Thói quen học online, học trực tuyến ngày càng phổ biến
Cả thế giới đã chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của Covid với nền kinh tế, với cuộc sống của mọi người. Mọi hoạt động offline đã gần như bị đóng bằng nếu có dịch xuất hiện.
Khi hạn chế đi ra ngoài mọi người thường dành nhiều thời gian lên mạng internet để giải trí, đọc thông tin và rất nhiều người đang tìm những khoá học online để có thể nâng cao kỹ năng của mình.
Điều này nó dẫn tới học trực tuyến trở thành một điều bắt buộc và mọi người đều hiểu hơn về học trực tuyến, học online nó như thế nào và nó dễ dàng hơn khi chúng ta tung ra những khoá học online.
Xu thế là online để tiết kiệm thời gian, an toàn, tiết kiệm chi phí cho cả những chuyên gia và cả những học viên, rất nhiều người đã tạo ra khoá học online và đã có thu nhập hàng chục triệu thậm chí nhiều hơn mỗi tháng.
Tạo khoá học để giúp đỡ người khác đang cần bạn
Một điều thú vị nữa là, khi bạn đóng gói những thứ bạn giỏi để giúp người khác vượt qua những khó khăn và hướng đến những sung sướng trong cuộc đời của họ đó quả là một hành động đầy tính nhân văn.
Đối với tôi khi tạo ra khoá học online, cái tôi tập trung vào không phải là tập trung vào mục tiêu kiếm tiền mà chính là làm thế nào để mang lại giá trị lớn nhất cho những học viên tin tưởng tham gia khoá học của mình.
Làm thế nào để đồng hành, theo sát và giúp học viên đạt được mục tiêu mà họ đề ra khi tham gia chương trình. Tư duy đó đã luôn nhắc nhở tôi tạo khoá học là trao đi giá trị và giúp đỡ người khác.
Tạo khoá học online mang về thu nhập gần như tự động mỗi tháng
Trước kia tôi đã đào tạo offline ở Hà Nội tuy nhiên trong các chương trình đó tôi phải đứng lớp để dạy full nội dung chương trình. Điều đó lúc đầu tôi rất hứng thú nhưng khi số tượng học viên tăng lên tôi dần cảm thấy mệt mỏi vì áp lực công việc.
Sau đó vào 6/2017 tôi đóng gói toàn bộ chương trình dạy offline thành chuỗi khoá học online theo lộ trình tôi đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.
- Các khoá học của tôi chỉ mất một lần ghi hình và bán nó cho hàng ngàn người.
- Học viên vẫn nhận được giá trị từ tôi thông qua các video bài giảng chi tiết cụ thể mà không cần phải có tôi có mặt tại đó.
- Tôi có nhiều thời gian hơn để tập trung để nghiên cứu và phát triển thêm khoá học mới hoặc làm lĩnh vực mới.
- Điều tuyệt vời hệ thống khoá học chạy 24/24 và học viên có thể đăng ký khoá học bất kỳ lúc nào, ngay cả vào lúc 1-2h sáng.
- Tôi có nhiều thời gian để marketing để giúp khoá học được biết đến nhiều hơn.
- Tôi có thu nhập tốt hơn để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn…
- …
Để mà kể ra cho hết chắc còn nhiều lắm đó bạn… có thể nói 2 từ thôi TUYỆT VỜI…
Nếu câu trả lời là YES, bây giờ chúng ta đi qua nhanh về những việc cần làm nhé. Tất nhiên tôi không thể đi vào quá chi tiết được nhưng tôi tin rằng bạn sẽ có cho mình một lối tư duy đúng, ý tưởng đúng để từ đó tiếp tục phát triển.
#1. Lựa chọn thị trường
Ở bước ngày bạn cần xác định rõ ràng xem:
- Bạn muốn phục vụ ai?
- Họ đang gặp những nổi đau gì?
- Họ đang khao khát điều gì trong cuộc sống?
- Những trải nghiệm, kỹ năng của bạn có thể giúp họ không?
- Họ có khả năng chi trả để mua nó hay không?
- Có những đối thử cạnh tranh nào đang kinh doanh khoá học tương tự trên thị trường không? Họ làm chưa tốt ở điểm nào?
- Bạn có tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trước họ không?
Trong bước này bạn nên bắt đầu từ thế mạnh của bản thân sau đó tìm hiểu những người đang cần những giá trị của bạn đang có.
Một mẹo hay ở đây là bạn hoàn toàn có thể tập trung vào thị trường là những người gặp những khó khăn như bạn trong quá khứ.
Khi đó bạn sẽ hiểu được họ có nỗi đau gì, khao khát gì và bạn hiểu được thế mạnh bản thân mình có thể giúp được họ như thế nào.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu thêm những khoá học tương tự trên online để nghiên cứu và xây dựng khoá học của mình hoàn thiện hơn và giải quyết tốt hơn những vấn đề của thị trường.
À còn một điều quan trọng, bạn cần tìm kiếm và tham gia vào những nơi có khách hàng của bạn đang tụ tập để lắng nghe thông điệp hằng ngày của họ.
Đó có thể là các kênh youtube mà thị trường bạn hay lui tới, các nhóm facebook thị trường bạn đang tụ tập hỏi đáp học hỏi kinh nghiệm.
Bằng cách này bạn sẽ hiểu khách hàng tương lai của mình hơn và chắc chắn rồi biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Bạn sẽ có khả năng tạo ra những nội dung để thu hút họ và tạo ra những khoá học chất lượng.
#2. Xây dựng nội dung thu hút
Ngay từ khi tôi nhận ra bản thân mình đang có những giá trị có thể giúp đỡ được nhiều người và tạo ra sự thay đổi của họ thông qua những trải nghiệm tôi đang có tôi đã tạo ra nội dung thu hút họ trên mạng internet.
Việc bạn có giá trị chuyên môn sâu nhưng không có nghĩa là những người khác trên internet biết điều đó. Vậy nên hãy chứng minh cho những người quan tâm đến kỹ năng, kiến thức của bạn xứng đáng để họ bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn, nghe theo lời khuyên của bạn.
Tôi từng biết rất nhiều người rất giỏi chuyên môn nhưng lại không biết marketing để thu hút những người quan tâm và tạo sự tin tưởng nên cho dù khoá học có hay nhưng gần như chả ai mua cả.
Điều này quả thực đáng tiếc!
Từ khoá “CHO ĐI” là từ khoá cốt lõi cho sự phát triển khi chúng ta tạo ra khoá học online trên mạng internet. Khi bạn cho đi đủ nhiều nó sẽ chạm đến trái tim của khán giả và bạn sẽ dễ hơn khi chuyển đổi họ thành học viên trả tiền.
Một số cách bạn nên làm
- Tạo Blog chia sẻ những bài viết hữu ích thu hút người dùng tìm kiếm trên Google
- Tạo kênh video chia sẻ thu hút những người tìm kiếm video trên youtube.
- Tạo cộng đồng nhóm trên facebook để hỗ trợ những người quan tâm.
- Tạo hệ thống email để trao giá trị qua Email marketing
- ….
Đi vào từng cách một bạn cần thấu hiểu từng kênh marketing để từ đó tạo nội dung sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn làm đều đặn nội dung trong 6 tháng đến 1 năm kết hợp với biết cách tối ưu nội dung để nhiều người dùng tìm kiếm thì bạn sẽ có một lượng khán giả quan tâm và sẵn sàng ủng hộ bạn.
Thậm chí tôi còn nhận được rất nhiều comment, inbox hỏi tôi có khoá học hay không khi họ trải nghiệm những video hữu ích của tôi miễn phí trên internet.
Hãy nhớ đừng nghĩ vội đến tiền mà hãy phục vụ mọi người bằng tài năng của bạn. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo trên mạng internet.
#3. Đóng gói nội dung khoá học
Sau khi đã có lượng nội dung thu hút chất lượng, bạn sẽ nâng cao kỹ năng kinh nghiệm của mình một cách hoàn thiện hơn và đây là lúc bạn có thể đóng gói thành khoá học online và bán cho những người quan tâm mình.
Mỗi khoá học bạn tạo ra cần hướng đến việc cung cấp một giải pháp giúp THAY ĐỔI cuộc đời khách hàng ở một khía cạnh nào đó chứ không phải chỉ đưa cho họ THÔNG TIN đơn thuần.
Như bạn thấy đó xã hội bữa nay có quà nhiều thông tin và nó làm cho mọi người choáng ngợp, họ cần một giải pháp giúp họ tiết kiệm thời gian và không phải căng thẳng tìm kiếm thông tin mò mẫm trên internet.
Nào, bên dưới là vài câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời để tạo ra khoá học.
- Khán giả của tôi đang gặp nỗi đau gì?
- Khoá học của tôi có thể mang lại cho họ sự THAY ĐỔI gì?
- Khoá học mang lại 5 lợi ích chính gì?
- Tại sao khán giả của bạn cần mua khoá học của bạn?
- Khoá học có bao nhiêu phần chính, trong mỗi phần cần có những bài học gì?
Những khoá học của bạn có thể tạo ra bằng cách dạy trực tiếp qua ZOOM hoặc qua LIVE STREAM tuy nhiên đây là cách triển khai khoá học bạn cần xuất hiện LIVE(trực tiếp) trong một thời gian cố định bạn không thể cho học viên đăng ký và học luôn khi họ cần.
Vậy nên bạn có thể kết hợp dạy trực tiếp và đóng gói nội dung thành các video bài giảng chi tiết cụ thể để quá trình đặt hàng mua khoá học thuận tiện hơn.
Quá trình đóng gói khoá học cần nhiều công sức nhưng bạn nên nhớ rằng bạn tạo một lần và bán nó nhiều lần về sau mà không cần sự có mặt của bạn.
#4. Đưa khoá học lên web và viết lời chào hàng
Trong quá trình bạn triển khai nội dung khoá học bạn cũng nên lựa chọn cách để bán khoá học trên online.
Bạn có thể tạo ra một nhóm facebook sau đó bạn bằng bài học lên trên đó nhưng để dễ quản lý nhất bạn cần tạo ra một website bán khoá học trực tuyến.
Ở trên đó bạn đưa các khoá học của mình lên và chỉ những ai đăng ký khoá học thì mới được truy cập vào để học những nội dung trong khoá học đó.
Hệ thống website hoạt động online nên học viên có thể đăng nhập vào để học tuần tự bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu.
Sau khi đưa khoá học lên internet bạn cần viết lời chào hàng cho nó. Bạn không thể nói rằng “khoá học của tôi đây hãy mua đi“, mọi người sẽ không có lý do nào để tin những gì bạn nói và tất nhiên tỷ lệ mua khoá học rất thấp.
Lúc này bạn cần áp dụng kỹ năng bán hàng. Rất may mắn tôi đã được học và đọc rất nhiều tài liệu về bán hàng nên tôi thấu hiểu tâm lý để đưa ra lời chào hàng tốt nhất cho mình.
Một số lưu ý khi viết lời chào hàng:
- Giúp người dùng nhận ra rõ ràng hơn vấn đề, nỗi đau của họ và tại sao họ cần tìm giải pháp.
- Tập trung 80% thông điệp đi vào lợi ích học viên nhận được, hãy nói về giá trị thay vì nói về các yếu tố nội dung chuyên môn.
- Đưa ra những yếu tố để chứng minh bạn là người có thể giúp học viên của mình đạt được mục tiêu tốt hơn bất kỳ ai ngoài kia.
- Đưa ra các lời chứng thực, cảm nhận học viên để giúp cho khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng của chương trình.
- …
Bằng những tư duy này bạn hoàn toàn có thể đi sâu vào tâm lý khách hàng chuyển họ từ người quan tâm trở nên mong muốn và tiến hành đăng ký khoá học của bạn.
#5. Quảng bá nó rộng rãi hơn
Nếu làm tốt 4 bước tôi chia sẻ ở trên bạn sẽ có được những khách hàng đầu tiên, đó là phần thưởng cho những nỗ lực của bạn.
Nhưng để có nhiều học viên tham dự khoá học thì không thể dừng lại ở đó bạn cần phải quảng bá nó rộng rãi hơn trên internet.
Nhưng, bằng cách nào đây?
Dưới đây là một vài cách bạn có thể dùng:
- Tiếp tục viết Blog đều đặn để đưa bài viết lên top google.
- Tiếp tục chia sẻ video hữu ích để tiếp cận hàng ngàn khách hàng từ youtube mỗi ngày.
- Tạo các chiến dịch quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads… để tiếp cận đến đối tượng khác hàng tiềm năng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.
- Phát triển danh sách email những người quan tâm đến khoá học của bạn và tiếp tục xây dựng mối quan hệ trong email và khéo léo đưa vào link trang đặt hàng khoá học online của bạn.
- Tạo ra group hữu ích để hỗ trợ cho những người quan tâm và cả những người trả tiền của bạn.
- …
Khi bạn áp dụng những điều này thì lượng khách hàng tiềm năng bạn có thể tiếp cận vô cùng rộng hơn. Tuy nhiên để đạt được kết quả như ý thu về nhiều ngàn đô la mỗi tháng bạn cần kiến trì và học hỏi nhiều hơn về marketing và quảng cáo để có thể đưa thương hiệu của bạn đến với nhiều người hơn.
Kiếm tiền từ khoá học online không hề dễ nhưng nếu bạn đi đúng hướng và có người đi trước thành công chỉ dẫn cho bạn thì bạn đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, tránh những thất bại không đang có.
Một lưu ý quan trọng, cho dù lượng học viên của bạn có tăng lên như nào thì hãy luôn tập trung vào GIÁ TRỊ mà học viên nhận được.
Hãy xem họ như những người thân của mình, nếu bạn cố gắng thổi phồng giá trị mà không làm đúng lời hứa chắc chắn bạn sẽ bị bốc phốt và tất cả công sức của bạn sẽ tiêu tan từ đó.
#6. Tự động hoá quy trình
Khi mở rộng quy mô, tầm ảnh hưởng bạn cần phải liên tục tối ưu những công việc cần làm để xử lý một đơn hàng từ lúc tư vấn đến xử lý thành toán đơn hàng và chăm sóc học viên sau bán.
Bạn cần đơn giản hoá mọi thứ và lên quy trình của từng công việc để khi xử lý số lượng học viên lớn hơn thì mọi thử vẫn hoạt động tối ưu tối ưu theo đúng định hướng ban đầu.
Khi tôi tạo khoá học online của mình đầu tiên tôi tự chăm sóc học viên sau đó tôi đã viết lại những lời thoại chăm sóc đó vào google docs, in ra và hướng dẫn cho công sự của tôi làm việc chăm sóc đó.
Khi đã có quy trình những người khác có thể làm việc thay bạn nhưng kết quả vẫn đạt được tương đương, điều đó thật tuyệt vời phải không?
Tất cả các khâu trong hệ thống khoá học online của bạn hoàn toàn có thể viết quy trình và tự động hoá nó ở mức cao nhất có thể.
Tự động hoá ở đây bạn có thể thuê người làm cho bạn hoặc bạn sử dụng công cụ Automation để tự xử lý trong quá trình bán khoá học.
Khi áp dụng điều này khi tôi có hàng ngàn học viên thì vận hành vô cùng đơn giản nhẹ nhàng, chỉ cần 2 người là xử lý công việc trơn tru mà không gặp khó khăn gì, không bị quá tải.
Tạm kết
Để tạo và bán một khoá học online hiệu quả bài bản tạo ra thu nhập đều đặn và có cuộc sống tự do tôi đã mài giũa thử sai rất nhiều năm. Để chia sẻ hết những thứ đó chắc tôi cần nhiều ngày làm việc với bạn hoặc trong tương lai tôi sẽ đóng gói những kinh nghiệm này lại để giúp bạn học và làm theo một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bài viết này nó chính là những thứ tôi cho rằng quan trọng nhất bạn cần nắm bắt trên hành trình tạo ra thu nhập từ khoá học của mình.
Tôi hi vọng rằng bạn sẽ nắm bắt được nó và áp dụng tốt vào công việc của mình…
Bạn nhận được nhiều giá trị từ bài viết này chứ? Bài viết này chia sẻ dựa trên trải nghiệm cá nhận tôi trên hành trình tạo ra gần 3.000 học viên trả tiền trên internet của tôi, nếu có điều gì chưa rõ bạn hãy để lại comment để tôi sẽ giải đáp cho bạn sâu hơn.
Chúc bạn sớm thành công trên con đường cống hiến và tạo dựng nguồn thu nhập bền vững từ kỹ năng bạn đang có.
Hẹn gặp lại…
Phan Văn Cương founder Tadola.vn