AIDA Marketing: Bí mật tăng số lượng khách hàng kinh doanh trên internet

Có thể bạn đã từng nghe qua về một thứ gọi là công thức AIDA trong marketing? Nhưng bạn chưa hiểu nó là gì và cách áp dụng vào kinh doanh tiếp thị trên internet như thế nào. Yên tâm, bài viết này tôi sẽ giúp bạn.

Nếu bạn là người kinh doanh như tôi thì tôi biết ai trong chúng ta đều muốn có được nhiều khách hàng biết đến và mùa sản phẩm của mình. Vì tiền chính là một phần động lực rất lớn trong các hoạt động kinh doanh mà chúng ta tạo ra.

Tuy nhiên muốn là một chuyện và có nhiều người mua hàng hay không là một chuyện khác đúng không? Việc tối ưu marketing để có nhiều khách hàng hơn đó là câu chuyện mà bất kỳ ai kinh doanh đều nhắm tới cả.

Có một sai lầm lớn, nhiều doanh nhân gặp người lạ là chào hàng luôn và không gửi cho họ đúng thông điệp đúng vào trạng thái khách hàng nên tỷ lệ thành công cực kỳ thấp. Họ là những người kinh doanh yếu kém.

Trước đây tôi cũng vậy cho đến khi tôi biết đến AIDA…

Công thức AIDA trong Marketing là gì?

AIDA là một từ viết tắt của chú ý (Attention hay Awareness), quan tâm (Interest), mong muốn (Desire) và hành động (Action).

Mô hình AIDA được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị và quảng cáo để mô tả 4 giai đoạn xảy ra từ thời điểm người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm hoặc thương hiệu trước khi người tiêu dùng dùng thử sản phẩm hoặc đưa ra quyết định mua hàng.

Quy trình này trong giới marketing thường gọi nó là “trạng thái khách hàng”.

Khi đã hiểu được mô hình AIDA chúng tôi đã thay đổi thông điệp của mình trong marketing và quảng cáo nhằm gửi thông điệp đến theo đúng trạng thái và kết quả kinh doanh tốt hơn nhiều lần.

Không phải bán hàng theo kiểu “cưỡng bức” hét vào tai khách hàng “mua hàng của tôi đi, mua hàng của tôi đi” mà dẫn dắt khách hàng từng bước một cách hiệu quả.

Nào, bây giờ chúng ta đi vào từng bước trong công thức AIDA…

#1. Awareness – Thu hút sự chú ý

Nếu các thông điệp bạn đưa ra thu hút được sự chú ý của khách hàng thì họ bắt đầu tò mò và tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm và dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Trong giai đoạn này khách hàng thường đặt câu hỏi “Nó là cái gì?”

Trong giai đoạn này bạn cần đưa ra thông điệp đến trước mặt khách hàng nhằm tăng sự nhận thức về thương hiệu của bạn.

Cách triển khai

  • Tạo ra các content tập trung gơi gợi những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và những mong muốn, khát khao từ đó dễ dàng thu hút sự chú ý của họ.
  • Thông điệp luôn hướng khách hàng đến một giải pháp cụ cho vấn đề mà họ đang tìm kiếm giải pháp
  • Khi họ thấy đây có thể là cái mình cần tìm hiểu thì họ sẽ tìm hiểu sâu hơn ở phạm vi rộng hơn trên đa kênh như youtube, facebook, website, blog, email…
  • Bạn cần triển khai content trên đa kênh để thu hút đối tượng tiềm năng từ nhiều nguồn khách nhau và hãy nhớ tập trung vào những gì họ đang quan tâm bạn sẽ thu hút được sự chú ý của họ.

Đây là điểm khởi đầu cho giai đoạn số 2…

#2. Interest – Tạo sự quan tâm

Khi khách hàng tiềm năng thấy thích những thông điệp về sản phẩm dịch vụ của bạn họ sẽ tập trung nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về thương hiệu của bạn. Để xem những giải pháp mà bạn cung cấp có đúng với vấn đề của họ hay không.

Liệu rằng bạn có thể giúp được họ hay không?

Như bản thân tôi khi tôi quan tâm về sản phẩm dịch vụ gì của ai tôi tập trung phần lớn thời gian để tìm hiểu những thông điệp họ chia sẻ, nghe những câu chuyện thành công của khách hàng, cách sử dụng, reviews của người đi trước ,tìm hiểu thêm về chế độ bảo hành bảo đảm… vân vân mây mây…

Nói chung là đi đến chân tơ kẻ tóc 🙂

Và khách hàng của chúng ta tôi nghĩ cũng như vậy, có thể hành trình tìm kiếm nghiên cứu thông tin là khách nhau nhưng mục đích là vẫn thế.

Cách áp dụng
  • Tạo ra thông điệp đi sâu hơn về vấn đề và giải pháp của họ và những thứ họ quan tâm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
  • Bạn nên tạo ra những câu chuyện kể cho khách hàng đẻ tạo ra sự đồng cảm về những điều họ đang diễn ra, nó có thể là một câu chuyện thành công của một khách hàng của bạn.
  • Nội dung cần vẽ ra cho người dùng một cơ hội mới, giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải một cách nhanh chóng, dễ dàng và với chi phí hợp lý nhất.
  • Bạn càng nghĩ cho người dùng, càng thấu hiểu họ, tư vấn cho họ đúng thứ họ cần thì tỷ lệ thành công càng cao.

#3. Desire – Mong muốn

Mọi người đến với sản phẩm của bạn qua các giai đoạn Know(biết) -> Like(Thích) -> Trust(tin tưởng)->Try(dùng thử)->Buy(mua).

Hai giai đoạn đầu của công thứ AIDA chúng ta đã giúp khách hàng từ trạng thái Know sang Like…

Trong giai đoạn này khách hàng sẽ chuyển tử “Tôi thích nó” sang “Tôi muốn có nó“…

Trong giai đoạn này bạn tiếp tục kết nối và cùng cấp nội dung cho họ. Theo kinh nghiệm của tôi bạn có thể kết nối sâu hơn qua zalo, chat messenger, email marketing để tư vấn sâu hơn.

Cách tôi thường làm là tôi xây dựng danh sách những người quan tâm sâu về sản phẩm vào trong hệ thống email marketing sau đó tiếp tục gửi đến những thông điệp đi sâu hơn về lợi ích và cả những ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy hành động.

Cách triển khai
  • Thông điệp sâu hơn giúp họ nhận ra được khoảng cách giữa nỗi đau mà họ đang gặp phải và sự sung sướng mà sản phẩm bạn mang lại cho họ.
  • Hãy làm khách hàng hình dung, tưởng tượng nhiều hơn về tương lai khi được đồng hành cùng bạn.
  • Tạo ra các chứng thực của những người đã sử dụng sản phẩm thành công để họ nhận ra rằng “đây là sản phẩm uy tính và tôi có thể đạt kết quả mong muốn“.
  • Bạn cần nói rõ cho khách hàng tại sao nên mua sản phẩm của bạn mà không phải là của đối thủ cạnh tranh.

#4. Action – Hành động

Khi tạo ra sự khao khát đủ lớn bạn cần phải dẫn dắt người dùng đến bước tiếp theo trong mục tiêu marketing của mình.

Hành động của khách hàng có thể là để tại form đăng ký tư vấn, đặt hàng hoặc tư vấn qua zalo, facebook… mọi thứ cần rõ ràng chi tiết đơn giản, dễ hiểu.

Cách áp dụng:
  • Bạn cần đưa ra rõ ràng quy trình mua hàng để giúp khách hàng dễ dàng hành động.
  • Đưa ra cụ thể bước tiếp theo sau khi họ hành động. Quá trình để họ nhận được giá trị sau khi quyết định hành động bằng cách nào. Ví dụ nếu mua hàng thì cần rõ ràng sau khi người dùng thanh toán xong thì sẽ nhận sản phẩm bằng cách nào, trong bao lâu.
  • Cần rõ ràng quy trình hỗ trợ sau khi mua hàng để khách hàng cảm thấy yên tâm hành động.
  • Nếu có chế độ bảo hành, đảm bảo hãy đưa ra chi tiết để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng hàng khi thực hiện giao dịch.
  • Tiếp tục mang đến những câu chuyện thành công của khách hàng để giúp người dùng có cảm hứng để đưa ra hành động sớm nhất có thể.

Tổng kết

Bạn đã hiểu tổng quan về mô hình AIDA rồi chứ? Tiếp theo bạn nên liên hệ với công việc kinh doanh của bạn và đưa ra chiến lược dẫn dắt lượt truy cập của người dùng trên internet biến họ từ người lạ trở thành khách hàng.

Từ việc tạo website, thiết kế banner quảng cáo, landing page, email chăm sóc, video… đều có thể áp dụng tốt công thức AIDA để phát huy hiệu quả.

Bạn nên nhớ hãy đưa ra thông điệp phù hợp với trạng thái của khách hàng, đừng nóng vội, hãy thể hiện mình là người thấu hiểu khách hàng hơn bất kỳ ai công việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển lên một cấp độ mới.

Bài viết này chia sẻ trên góc nhìn của tôi về AIDA cách tôi đã triển khai nó để có hàng ngàn khách hàng từ mạng internet. Tôi mong rằng bạn có thể giúp ích cho bạn.

Bạn thấy sao về bài viết này, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta trao đổi nhiều hơn về cách áp dụng AIDA trong công việc kinh doanh của bạn.

Chúc bạn kinh doanh thành công trên internet!

Phan Văn Cương

Leave a Comment